Đánh giá Vocaloid

Bất chấp sự thành công của phần mềm tại Nhật, khách hàng nước ngoài phần lớn không muốn có nó hơn. Khi được phỏng vấn bởi công ty sản xuất Vocaloid Zero-G, nhà sản xuất âm nhạc Robert Hedin đã nhận xét phần mềm mang lại sự tự do sáng tạo âm nhạc. Anh đã so sánh nó với phần mềm tự động điều chỉnh, chỉ ra chính Vocaloid chưa đủ yếu tố để là một phần mềm có âm thanh không giống con người, anh cũng nói thêm về việc Vocaloid không bắt nhịp như phần mềm tự động điều chỉnh, bắt nhịp trong phần mềm tự động điều chỉnh vẫn là cách mà ngành công nghiệp âm nhạc còn sử dụng cho tới nay.[59] Giuseppe đã sản xuất các bài hát demo cho cả Vocaloid Zero-G và PowerFX, và còn tiếp nhận việc sản xuất các Vocaloid có trụ sở tại Tây Ban Nha. Mỗi giọng hát Vocaloid có một đặc điểm riêng của nó, vì vậy chọn một giọng khác không phải là điều dễ dàng. Anh hy vọng phần mềm Vocaloid sẽ tiếp tục phát triển miễn là cơ sở người dùng ngày càng hoạt động. Anh cũng lưu ý phần mềm khởi động chậm và còn mang tiếng xấu chính là những khó khăn để nó đạt đến thành công. Giống như bất kỳ sản phẩm thương mại nào khác, việc giảm doanh số đồng nghĩa với việc bị giảm phát triển. Dù vậy, người dùng để chuyển trọng tâm sang các nhân vật Vocaloid hơn là giọng hát vào thời điểm này.[60]

Liên quan đến sự phát triển phiên bản tiếng Anh của phần mềm, nhiều studio khi được Crypton Future Media tiếp cận các khuyến nghị về việc phát triển Vocaloid tiếng Anh ban đầu đều không hứng thú với phần mềm, một đại diện công ty cụ thể gọi nó là thứ "đồ chơi". Thất bại đã từng đặt lên hai vocaloid Leon và Lola vì thiếu doanh thu bán hàng tại Hoa Kỳ do những chỉ trích về giọng tiếng Anh của họ.[61] Crypton đã đánh giá cao các từ vựng tiếng Anh – như là một phương tiện cho người dùng Nhật Bản muốn nắm bắt khả năng ngoại ngữ. Vì Hatsune Miku góp phần làm phần mềm trở nên phổ biến hơn, giọng hát của cô đã chia rẽ các ý kiến ​​của những nhà phê bình ở trong và ngoài nước.[62][63] Trước khi phát hành sản phẩm Hatsune Miku, Crypton Future Media cũng lưu ý một số lời chỉ trích khi chọn động cơ phát hành Vocaloid như một sản phẩm cấp phép thương mại, dù cảm thấy rằng lựa chọn đó là tốt nhất.[64]

Khi cả không thành công cho phần mềm phiên bản tiếng Anh ở Hoa Kỳ, Crypton Future Media đã đưa ra một báo cáo cho thấy khoảng một nửa số lượt tải nhạc trên iTunes Store cho các bài hát nhãn KarenT của họ, có doanh số từ người tiêu dùng chiếm phần lớn tỷ lệ bán hàng ở nước ngoài.[65] Mặc dù có doanh số tốt ở châu Âu, nhưng phần mềm vẫn chưa có được mức độ chú ý thỏa đáng, đồng thời các nhà phát triển phần mềm bản tiếng Anh hiện đặt mục tiêu là cố gắng khắc phục điều này ở châu Âu.[66]

Hatsune Miku đứng thứ hai trên bảng bình chọn nhân vật được người chơi game Nhật Bản yêu thích nhất tại Yahoo! Japan năm 2010, bắt đầu từ vai trò của cô trong Hatsune Miku: Project DIVA lần hai.[67] Trang web CNNGo của CNN cũng xếp Miku vào danh sách "Ca sĩ ảo xuất sắc nhất cho thế hệ otaku" trong "Xuất sắc và tệ nhất Tokyo 2010" của họ.[68] Tạp chí Clash cho rằng Hatsune Miku và phần mềm Vocaloid là tương lai âm nhạc.[69]

Vocaloid được bán như một sản phẩm cho các nhạc sĩ chuyên nghiệp, dù có nhiều nhà sản xuất sử dụng phần mềm tại Nhật Bản vào năm 2011, một báo cáo đã công bố chi tiết những phản ánh chân thực của cơn sốt Vocaloid. Người hâm mộ Vocaloid bắt đầu sử dụng phần mềm một cách độc lập. Trên Nico Nico Douga, hầu hết các video liên quan đến Vocaloid đều có hơn 5.000 lượt xem, còn các nhà sản xuất nhạc phổ biến nhất lại được quan tâm nhiều hơn các nhà sản xuất ít phổ biến. Thứ tự số video tải lên có nội dung nhắm nhiều nhất vào các nhân vật Hatsune Miku (thứ nhất), Kagamine Rin (thứ hai), Gumi (thứ ba), Megurine Luka (thứ tư), Kagamine Len (thứ năm) và Kaito (thứ sáu), còn tất cả các video Vocaloid khác có dưới hơn 1.000 lượt xem hoặc nội dung ít liên quan tới chúng. Điều này không đúng với các tính toán mà những nhà sản xuất đã kiểm tra để xác định mức phổ biến, bao gồm lượt xem trung bình và danh sách. Cuối cùng chỉ có gói phần mềm Gumi và Kagamine nằm trong danh sách sáu tính toán hàng đầu, còn Hatsune Miku dù nổi tiếng nhưng không thể đưa vào danh sách sáu tính toán hàng đầu trong quá trình nghiên cứu.[70] Vào năm 2013, ước tính khoảng 30% tổng số video được đăng tải mỗi tháng trên Nico Nico Douga có liên quan đến Vocaloid.[71]

Mặc dù ngày càng nổi tiếng như là một nhượng quyền thương mại, đến cuối năm 2015 là thời gian Vocaloid vẫn nỗ lực để tạo một ảnh hưởng tốt ở phương Tây; Hatsune Miku cũng không gây được nhiều. Tại thời điểm này, mối quan tâm chủ yếu đều tập trung vào Vocaloid. Nhiều công ty vocaloid Nhật đang tăng cường bảo vệ sản phẩm của họ, với Hatsune Miku: Project DIVA X được phát hành vào thời điểm đó, là trung tâm của một cuộc xung đột về lợi ích bản quyền. Thị trường cho những phần mềm như vậy được mô tả là "đối tượng phù hợp ở phương Tây".[72]Nghệ sỹ piano nổi tiếng Trung Quốc Lang Lang thực hiện một buổi trình diễn cùng với ca sỹ ảo 15 tuổi Lạc Thiên Y trước hàng nghìn người hâm mộ tại sân khấu ở Thượng Hải. Cô có hơn 3 triệu người theo dõi trên Weibo, vé vào cửa cho sự kiện này lên đến 1.580 nhân dân tệ, tương đương 235 USD.

Lạc Thiên Y là thần tượng ảo nổi tiếng nhất ở Trung Quốc với giọng nói, tính cách và dáng điệu riêng biệt. Tại buổi hòa nhạc, tác phẩm piano của Lang Lang và giọng ca của Thiên Y được tăng cường với những hiệu ứng hình ảnh hoành tráng. Người hâm mộ say sưa theo bài hát, một số fan còn thét lớn và bật khóc.

"Tôi biết những thần tượng ảo này mạnh mẽ như thế nào và họ thật sự dễ thương", Lang Lang chia sẻ với South China Morning Post trước buổi biểu diễn. "Tôi tin rằng sẽ có sự thăng hoa khi âm nhạc của mình kết hợp với cô ấy".

"Thiên Y, người yêu của tôi, tôi yêu bạn", Gao Yu, một sinh viên đại học từ tỉnh Tứ Xuyên hét lớn khi bài hát Xinliyougui kết thúc. Đây là lần thứ hai cô gái 20 tuổi này xem một buổi ca nhạc do ca sỹ ảo trình bày.

Việc dàn dựng cho buổi trình diễn của ca sỹ ảo thậm chí còn tốn kém hơn ca sỹ thật. Theo Tập đoàn công nghệ thông tin Thượng Hải Hòa Niệm - công ty đã mua toàn quyền nhân vật Lạc Thiên Y từ đối tác Yamaha (Nhật Bản) từ năm 2015, một nhóm khoảng 200 người từ Trung Quốc và Nhật Bản đã làm việc trong 6 tháng để chuẩn bị cho đêm diễn kéo dài trong 2 giờ vừa qua.

Bài hát đơn của Lạc Thiên Y được dàn dựng trước khi buổi hòa nhạc diễn ra, mọi chuyển động và biểu cảm khuôn mặt cần phải hoàn thiện bằng kỹ thuật 3D với những hiệu ứng phức tạp. Việc tương tác theo thời gian thực khi biểu diễn cần có một nữ diễn viên lồng tiếng và hiệu ứng giọng nói đặc biệt ở hậu trường.

Kit Cheung Jie, một học sinh trung học 17 tuổi ở Hong Kong, đã chi hơn 2.548 USD trong 7 năm qua để mua các mặt hàng như đồ chơi, tranh vẽ và các sản phẩm khác được sản xuất theo bản quyền của Henian. Để có tiền mua kỷ vật của người hâm mộ, cô đã tiết kiệm tiền ăn và thậm chí làm công việc bán thời gian tại các nhà hàng địa phương.

“Luo Tianyi thật hoàn hảo”, Cheung nói. “Cô ấy không phải là một người thực sự nên cô ấy có thể là bất cứ điều gì bạn muốn. Nó giống như một thần tượng dành riêng cho bạn”.

Cheung cũng tình nguyện quản lý một tài khoản Weibo chia sẻ thông tin mới nhất về Lạc Thiên Y. Với khoảng 13.000 người theo dõi, cô dành hai đến ba giờ mỗi ngày để quản lý tài khoản, sắp xếp các sự kiện, gây quỹ cho người theo dõi và đăng các bức tranh và tiểu thuyết về người hâm mộ của họ.

Ở buổi hòa nhạc vừa qua, Cheung đã quyên góp được khoảng 5.000 NDT trong chiến dịch gây quỹ cộng đồng để mua hoa thay cho khoảng 145 người hâm mộ không thể đến sự kiện.

Bên cạnh các công ty quản lý hoạt động hàng ngày của thần tượng ảo, các họa sĩ và nhà sản xuất độc lập cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, làm phong phú thêm tính cách và tăng giá trị của thần tượng. Yang Feiyiqi, một nhà sản xuất âm nhạc có biệt danh Poker trên mạng xã hội, đã viết bài hát cho Luo từ năm 2012. Bài hát nổi tiếng nhất của Yang cho Lạc Thiên Y đã được nghe hơn 1 triệu lần trên nền tảng livestream Trung Quốc Bilibili.

Nhiều người viết bài hát cho Lạc Thiên Y và đăng tải miễn phí, không đòi hỏi thanh toán tiền tác quyền. Yang nói rằng anh làm điều này vì tình yêu đối với ca sỹ ảo. Tuy nhiên, nhờ vào những bài hát do Lạc Thiên Y trình bày, chính Yang cũng trở nên nổi tiếng hơn, điều đó giúp cho anh ta được trả tiền cho những bài hát khác.

Anh ấy cũng đã hợp tác với Thượng Hải Hòa Niệm để viết các bài hát cho video quảng cáo sản phẩm có Thiên Y tham gia, bao gồm một bài cho Vita Lemon Tea, một thương hiệu đồ uống nổi tiếng tại Trung Quốc.

Khi nói đến lĩnh vực ACG (phim hoạt hình, truyện tranh, trò chơi), nhiều người cho rằng nó chỉ dành cho trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất đã thu hút ngày càng nhiều người trưởng thành yêu thích nền giải trí trẻ trung, sôi động này.

Việc tôn thờ thần tượng ảo của giới trẻ Trung Quốc đã thúc đẩy một ngành công nghiệp mới nổi ở quốc gia đông dân nhất hành tinh. Số lượng thần tượng ảo ước tính khoảng 30 đến 40. Đây là một xu hướng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tại đất nước mặt trời mọc, thần tượng âm nhạc ảo nổi tiếng nhất là Hatsune Miku, một ca sỹ nữ 16 tuổi hát với giọng hát tổng hợp.

Với hơn 1,7 triệu người hâm mộ trên Weibo, Miku đã thực hiện một số buổi hòa nhạc thành công ở Trung Quốc, hát bằng cả tiếng Trung và tiếng Nhật. Sự nổi tiếng của cô đã chứng minh rằng có một thị trường tiềm năng lớn cho các thần tượng ảo, đặc biệt khi số lượng người dùng ACG tại nước này lên đến 350 triệu trong năm 2018.

Theo công ty nghiên cứu thị trường iResearch, ngành công nghiệp hoạt hình (bao gồm cả truyện tranh, đồ chơi và các tác phẩm nghệ thuật có liên quan) tại Trung Quốc dự kiến đạt 29,6 tỷ USD trong năm nay. Riêng lĩnh vực kinh doanh thần tượng ảo, doanh thu năm 2018 đạt khoảng 15 triệu USD, con số này sẽ nhanh chóng tăng lên 194 triệu USD vào năm 2023.

Liu Zizheng, Giám đốc điều hành của nền tảng livestream KilaKila cho rằng ngành công nghiệp thần tượng ảo của Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. “Đến năm 2018, chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn thăm dò thị trường, vì vậy năm nay có thể sẽ là thời điểm bùng nồ của ngành công nghiệp này tại Trung Quốc”.

Ca sĩ ảo như Hatsune Miku và Lạc Thiên Y đại diện cho thế hệ thần tượng ảo đầu tiên, theo Liu. Thế hệ thần tượng thứ hai đang được tạo ra từ các nhân vật trong phim hoạt hình, truyện tranh và trò chơi, như Tushan Susu trong phim Fox Spirit và Ootengu từ game NetEase Onmyoji.

Hơn 10 công ty, bao gồm Weibo và Kilakila, đã ra mắt quỹ thần tượng ảo đầu tiên của Trung Quốc vào đầu tháng 1/2019 với 100 triệu NDT được phân bổ để giúp gây dựng các dự án đầy triển vọng và thuê chuyên gia sản xuất nội dung.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vocaloid http://www.allbusiness.com/manufacturing/miscellan... //www.amazon.com/dp/B000YKXQTI //www.amazon.com/dp/B001B7MJR8 http://www.animenewsnetwork.com/feature/2011-07-15 http://www.animenewsnetwork.com/interest/2011-03-2... http://www.animenewsnetwork.com/interest/2011-05-3... http://www.animenewsnetwork.com/news/2009-09-08/ha... http://www.animenewsnetwork.com/news/2010-03-24/bl... http://www.animenewsnetwork.com/review/mikunopolis... http://hangover.cartoonhangover.com/post/361262357...